Trong kinh doanh, thực hiện tốt kỹ thuật upselling có thể giúp doanh nghiệp tăng trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu bán hàng. Vậy upselling là gì? Cùng Vbee.ai tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Upselling là gì?

Với các doanh nghiệp kinh doanh, khái niệm upselling là gì chắc hẳn không còn quá xa lạ. Upselling là một kỹ thuật bán hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua phiên bản đắt hơn, nâng cấp hoặc cao cấp hơn mặt hàng họ đã chọn nhằm mục đích bán được số lượng lớn hơn. Tăng giá trị đơn hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

upselling là gì
Upsell là gì – đó là một kỹ thuật bán hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua phiên bản cao cấp hơn mặt hàng họ đã chọn. (Nguồn: Freepik.com)

Tại sao upselling lại quan trọng?

Không chỉ hiểu upselling là gì, tầm quan trọng của upselling cũng là điều doanh nghiệp cần nắm rõ.

Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Upselling không phải là một chiến thuật gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng. Upselling tập trung vào việc đề xuất các nâng cấp hoặc tiện ích bổ sung mà cuối cùng sẽ mang lại nhiều giá trị hơn, lợi ích hơn cho khách hàng và khiến họ cảm thấy như họ nhận được ưu đãi tốt hơn – một chiến thuật khiến khách hàng hài lòng. Đồng thời, dễ dàng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ.

Upselling khách hàng cũ dễ dàng hơn thu hút khách hàng mới

Tìm kiếm khách hàng mới là một thực tế tốn kém. Việc tối ưu hóa việc bán hàng cho khách hàng đã tin tưởng bạn và đã từng mua hàng của bạn trong quá khứ hoặc sắp mua hàng sẽ dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với việc bán cho khách hàng mới chưa từng nghe đến thương hiệu. Trên thực tế, doanh nghiệp có 60-70% cơ hội bán hàng với phiên bản nâng cấp cho khách hàng hiện tại và chỉ 5-20% cơ hội bán hàng cho khách hàng mới tiếp xúc lần đầu.

upselling là gì
Việc upselling khách hàng cũ với nhiều doanh nghiệp dễ dàng hơn việc thu hút khách hàng mới. (Nguồn: Freepik.com)

Tăng trải nghiệm khách hàng

Tăng trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng thúc đẩy khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp một lần nữa. Hay thậm chí là giới thiệu những khách hàng mới. Và việc tăng trải nghiệm bằng cách upselling có thể mang lại hiệu quả vượt trội cho doanh nghiệp. Bởi nó sẽ giúp người dùng được trải nghiệm một phiên bản cao cấp hơn, hoàn thiện hơn mà những sản phẩm trước kia không có được.

Chọn lọc khách hàng tiềm năng

Một vai trò quan trọng khác của upselling với doanh nghiệp chính là chọn lọc khách hàng tiềm năng từ các tệp khách hàng hiện có. Những khách hàng tiềm năng sẽ luôn sẵn sàng nâng cấp sản phẩm, dịch vụ lên phiên bản cao cấp hơn. Chính vì vậy upselling không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng mà doanh nghiệp còn có thể chọn lọc được các đối tượng khách hàng tiềm năng cho mình.

Điểm khác biệt giữa Cross Selling và Upselling là gì?

Mặc dù cross selling và upselling đều là những kỹ thuật bán hàng giúp tăng doanh thu, nhưng thực tế, chúng được thực hiện theo những cách khác nhau. Vậy điểm khác biệt giữa cross selling và upselling là gì?Trong khi upselling thuyết phục khách hàng mua phiên bản đắt tiền hơn của sản phẩm hoặc dịch vụ, thì cross selling khuyến khích họ mua thêm các sản phẩm đi kèm với sản phẩm hiện tại của họ.

Ví dụ: Ví dụ với sản phẩm điện thoại, nhân viên khi thực hiện upselling sẽ hướng khách hàng tới sản phẩm cao cấp có thông số kỹ thuật tiên tiến hay dung lượng bộ nhớ lớn hơn. Ngược lại, nhân viên tiến hành cross selling sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm ốp bảo vệ, tai nghe, sạc dự phòng… giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng thiết bị.

upselling là gì
Nắm rõ điểm khác biệt giữa cross selling và upselling là gì có thể giúp doanh nghiệp áp dụng thực hiện các chiến lược phù hợp. (Nguồn: Freepik.com)

Làm thế nào để tiến hành Upselling hiệu quả?

Upselling nên được thực hiện vào các thời điểm:

Upselling trước khi mua hàng

Đặt bảng giá so sánh các phiên bản sản phẩm để đề xuất và làm nổi bật giá trị phiên bản cao cấp mang lại cho khách hàng. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng chi thêm nhằm sở hữu những tính năng, công dụng ưu việt của phiên bản cao cấp.

Upselling lúc thanh toán

Mặc dù thanh toán là thời điểm tuyệt vời để crosssell, nhưng nó cũng có thể là một công cụ hiệu quả để upselling. Hãy thử thông báo cho người mua về các ưu đãi giúp thúc đẩy hoạt động mua hàng của họ. Ví dụ như chiết khấu đơn hàng lớn, tặng quà hay ưu đãi cho lần mua sau.

upselling là gì
Upselling lúc thanh toán là một cách tuyệt vời giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng. (Nguồn: Freepik.com)

Upselling sau khi mua

Upselling sau bán hàng cho phép khách hàng thêm các bản nâng cấp vào đơn hàng của họ. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với phần mềm hoặc sản phẩm kỹ thuật số có sự khác biệt về các tính năng hoặc chức năng.

Lưu ý khi thực hiện upselling là gì?

Bán thêm có thể giúp doanh nghiệp tạo thêm thu nhập khi được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên cần lưu ý:

  • Đừng tham lam. Mặc dù upselling là một cách tuyệt vời để tăng doanh thu, nhưng nó không nên được coi là một lối tắt để đạt được lợi nhuận lớn. Tránh đề xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ đắt hơn đáng kể so với sản phẩm đang được mua. Việc upselling rất nhiều trong thời gian ngắn có thể khiến người mua không hài lòng, ngăn cản việc mua hàng lặp lại.
  • Tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp không phải là tăng doanh số mà là xây dựng mối quan hệ lâu dài với cả khách hàng mới và khách hàng hiện tại. Để làm được điều đó, hãy tập trung vào nhu cầu của khách hàng và giá trị gia tăng của việc upselling sẽ giúp đáp ứng những nhu cầu đó như thế nào.
  • Tạo sự cấp bách. Khi kết hợp upselling với một ưu đãi bán hàng khác như chiết khấu, doanh nghiệp có thể tạo động lực để khách hàng hành động nhanh chóng với việc upselling. Hãy thử đưa ra mức giá chiết khấu có thời hạn để khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định ngay lập tức.
upselling là gì
Mặc dù mang lại doanh thu nhưng doanh nghiệp không nên quá lạm dụng mà không quan tâm tới nhu cầu khách hàng. (Nguồn: Freepik.com)

Trên đây là những thông tin giải đáp upselling là gì và cách thức thực hiện hiệu quả như thế nào. Hy vọng việc nắm rõ các thông tin liên quan upselling là gì sẽ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, gia tăng cơ hội bán hàng và tăng doanh thu hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

  • Oberlo (10/08/2023), What Is Upselling?, [online] oberlo.com. Có tại: https://www.oberlo.com/ecommerce-wiki/upselling
  • Shopify (10/08/2023), What Is Upselling? Upselling Definition and Examples, [online] shopify.com. Có tại: https://www.shopify.com/blog/what-is-upselling
  • Magenest (10/08/2023), Upselling là gì? Lợi ích, nguyên tắc và ví dụ thực tiễn của up selling, [online] magenest.com. Có tại: https://magenest.com/vi/up-selling/
5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
MỤC LỤC