Xây dựng kịch bản bán hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và nâng cao tỷ lệ bán hàng. Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vbee.ai tìm hiểu kỹ hơn về cách xây dựng kịch bản phù hợp nhé.

Tại sao cần thiết phải xây dựng kịch bản bán hàng?

Xây dựng kịch bản bán hàng là điều cần thiết bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Nâng cao hiệu suất công việc

Kịch bản bán hàng đóng vai trò định hướng nhân viên tư vấn trong cuộc trò chuyện với khách hàng. Giúp nhân viên có thể đưa ra đầy đủ các thông tin thuyết phục khách hàng một cách phù hợp. Từ đó, nâng cao hiệu suất công việc một cách nhanh và tốt nhất.

kịch bản bán hàng
Kịch bản bán hàng đóng vai trò định hướng nhân viên tư vấn trong cuộc trò chuyện với khách hàng. (Nguồn: Freepik.com)

Đào tạo nhân sự mới

Mọi nhân viên mới khi gia nhập doanh nghiệp chắc hẳn đều được tìm hiểu kỹ càng các thông tin liên quan đến sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên, việc áp dụng các kiến thức này vào cuộc trò chuyện với khách hàng để thuyết phục khách hàng là điều không hề đơn giản. Do vậy, việc xây dựng một kịch bản cụ thể như một định hướng giúp họ biết cách trả lời trước các câu hỏi khác nhau của khách hàng. Từ đó, có thể dễ dàng làm quen và tư vấn khách hàng hiệu quả.

Nhất quán trong truyền tải thông điệp của doanh nghiệp

Thông điệp của thương hiệu nên được truyền tải một cách nhất quán trên tất cả các khía cạnh khác nhau. Bao gồm cả việc bán hàng. Chính vì vậy, việc tạo ra một mẫu kịch bản bán hàng cụ thể nhất sẽ giúp cho việc tư vấn, truyền tải các thông điệp về sản phẩm như tính năng hay lợi ích sẽ được đảm bảo đồng nhất thay vì để mỗi người nói một ý khác nhau.

kịch bản bán hàng
Tạo ra một mẫu kịch bản bán hàng cụ thể nhất sẽ giúp cho việc tư vấn, truyền tải các thông điệp về sản phẩm. (Nguồn: Freepik.com)

Tạo dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Việc xây dựng kịch bản bán hàng thường được dựa trên chân dung khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp muốn nhắm tới. Và khi đó kịch bản có thể đưa ra một loạt những thắc mắc, những vấn đề mà khách hàng thường quan tâm và hướng tư vấn, giải đáp phù hợp giúp thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả nhất. Từ đó, giúp nâng cao tỷ lệ khách mua hàng và chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng của doanh nghiệp.

Hướng dẫn xây dựng kịch bản bán hàng thành công đến 90%

Để xây dựng một kịch bản bán hàng có tỷ lệ thành công cao, doanh nghiệp có thể áp dụng các bước sau:

Bước 1: Tạo mối liên quan giữa bạn và khách hàng

Ở bước đầu tiên khi xây dựng kịch bản bán hàng, doanh nghiệp cần xác định được vấn đề chung giữa mình và khách hàng, những lợi ích mà mình có thể mang tới cho khách hàng. Từ đó mới có thể dễ dàng tiếp tục cuộc trò chuyện.

kịch bản bán hàng
Ở bước đầu tiên khi xây dựng kịch bản bán hàng, doanh nghiệp cần xác định được vấn đề chung giữa mình và khách hàng. (Nguồn: Freepik.com)

Bước 2: Khai thác sâu nỗi đau của khách hàng

Hầu hết khách hàng thường không quan tâm hoặc không nhận ra lợi ích của sản phẩm với các vấn đề mà họ đang gặp phải. Vì vậy, chỉ khi xoáy sâu vào nỗi đau của khách hàng, doanh nghiệp mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Bước 3: Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề của khách hàng

Sau khi đã hiểu rõ vấn đề khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, đây là lúc doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Những tính năng của sản phẩm có thể giúp giải quyết hiệu quả nỗi đau, nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: So sánh giá

Bạn có thể lấy ví dụ về các sản phẩm thuộc phân khúc cao để tiến hành so sánh với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Từ đó, giúp khách hàng nhận ra được lợi ích vượt trội mà họ có thể nhận được với mức chi phí bỏ ra phù hợp.

kịch bản bán hàng
Bạn có thể tiến hành so sánh sản phẩm của mình với các doanh nghiệp khác giúp khách hàng nhận ra được lợi ích vượt trội mà họ có thể nhận được. (Nguồn: Freepik.com)

Bước 5: Đưa ra lợi ích của sản phẩm, dịch vụ

Sau khi so sánh, doanh nghiệp có thể nhận mạnh lại với khách hàng về các tính năng của sản phẩm cùng những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.

Bước 6: Thông báo giá

Bên cạnh các tính năng và lợi ích sản phẩm, giá cả cũng là điều được nhiều khách hàng quan tâm. Để nâng cao tỷ lệ chốt đơn, doanh nghiệp nên thông báo giá có số 9 hay ưu đãi giảm giá sản phẩm.

Bước 7: Loại trừ rủi ro

Khách hàng sau khi nghe giá sản phẩm có thể chần chừ trong việc đưa ra quyết định. Lúc này, doanh nghiệp nên cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm để giảm thiểu rủi ro bằng cách tặng quà hay cho khách dùng thử sản phẩm.

kịch bản bán hàng
Doanh nghiệp nên cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm để giảm thiểu rủi ro bằng cách tặng quà hay cho khách dùng thử sản phẩm. (Nguồn: Freepik.com)

Bước 8: Kêu gọi hành động

Khi khách hàng cảm thấy tin tưởng sản phẩm, hãy nhanh chóng kêu gọi hành động bằng cách đưa ra các thông điệp thúc đẩy mua hàng. Ví dụ như thời gian có hạn hay số lượng có hạn…

Bước 9: Up sale/ presale

Trong trường hợp khách hàng đã đặt mua, doanh nghiệp có thể tư vấn thêm một vài sản phẩm phù hợp khác nhằm giúp tăng doanh số.

kịch bản bán hàng
Trong trường hợp khách hàng đã đặt mua, doanh nghiệp có thể tư vấn thêm một vài sản phẩm phù hợp khác nhằm giúp tăng doanh số. (Nguồn: Freepik.com)

Bước 11: Gửi lời cảm ơn đến khách hàng

Việc gửi lời cảm ơn là điều vô cùng quan trọng để khách hàng có thể quay lại với doanh nghiệp trong những lần tiếp theo.

Như vậy, bài viết trên đã giúp đưa ra cách xây dựng kịch bản bán hàng có tỷ lệ thành công cao. Hy vọng dựa vào các thông tin này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho riêng mình mẫu kịch bản phù hợp.

Nguồn tham khảo:

  • Bizfly (06/08/2023), Hướng dẫn 11 bước xây dựng kịch bản bán hàng chốt sale hiệu quả, [online] bizfly.vn. Có tại: https://bizfly.vn/techblog/kich-ban-ban-hang.html
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
MỤC LỤC