Telesale là một trong những nghề có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, chỉ khi nắm rõ các kinh nghiệm telesale, bạn mới có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng và nâng cao mức doanh số bán hàng của mình.

Telesales là gì?

Telesales hiểu đơn giản là bán hàng qua điện thoại. Ở vị trí này, nhân viên của công ty thay vì phải trực tiếp đứng bán tại cửa hàng sẽ chỉ phải ngồi tại văn phòng và thực hiện các cuộc gọi tư vấn, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Và đương nhiên mục tiêu cuối cùng của các cuộc gọi này vẫn là chốt được đơn hàng và có doanh thu.

kinh nghiệm telesale
Telesales hiểu đơn giản là bán hàng qua điện thoại. (Nguồn: Freepik.com)

Các kinh nghiệm telesale quý báu cho người mới

Để đảm nhận công việc telesales một cách tốt nhất, bạn nên nắm rõ một số kinh nghiệm sau:

Kỹ năng giao tiếp – kinh nghiệm telesale quan trọng

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kinh nghiệm telesale vô cùng quan trọng. Bởi với việc bán hàng qua điện thoại, điều gây ấn tượng với khách hàng đầu tiên chính là giọng nói của bạn và cách bạn truyền tải thông tin sao cho dễ hiểu, dễ nhớ cũng như thuyết phục nhất.

Lưu ý, mục đích của telesale là bán hàng nhưng trong mọi cuộc gọi tới khách hàng, đừng ngay lập tức giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ. Thay vào đó, hãy gửi tới khách hàng lời chào, lời giới thiệu về bản thân, về công ty một cách ngắn gọn nhất. Chú ý tốc độ nói phù hợp nhằm tạo sự thân thiện và ấn tượng với khách hàng.

kinh nghiệm telesale
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kinh nghiệm telesale vô cùng quan trọng. (Nguồn: Freepik.com)

Kỹ năng lắng nghe

Không chỉ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe cũng là một cách chăm sóc khách hàng cần thiết ở các nhân viên telesale. Đừng chăm chăm trình bày một loạt các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà hãy lắng nghe. Lắng nghe để thấu hiểu những nỗi đau, những vấn đề khách hàng đang gặp phải và đưa ra hướng tư vấn phù hợp. Lắng nghe giúp khách hàng của bạn cảm thấy được tôn trọng. Từ đó họ sẽ có thiện cảm tốt hơn về bạn.

Kinh nghiệm telesale xử lý tình huống

Bạn không bao giờ có thể lường trước được các tình huống có thể xảy ra trong các cuộc điện thoại với khách hàng. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh là điều vô cùng quan trọng với nhân viên telesales. Nhất là khi có các cuộc gọi phàn nàn về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, các cuộc gọi từ khách hàng khó tính. Lúc này, hãy lắng nghe khách hàng, sau đó đưa ra lời xin lỗi, lời phản hồi hoặc thuyết phục phù hợp.

Phân tích khách hàng, sản phẩm

Lắng nghe khách hàng là kinh nghiệm telesale giúp bạn nắm bắt được nhu cầu của họ. Với những khách hàng có nhu cao về sản phẩm, dịch vụ, việc đưa ra nhanh chóng những tính năng, lợi ích mà sản phẩm mang lại có thể giúp giải quyết vấn đề của họ sẽ thúc đẩy họ mua hàng một cách nhanh chóng mà không phải suy nghĩ quá nhiều.

kinh nghiệm telesale
Phân tích khách hàng, sản phẩm, đưa ra những tính năng, lợi ích có thể giúp giải quyết vấn đề của khách hàng sẽ thúc đẩy họ mua hàng nhanh chóng. (Nguồn: Freepik.com)

Xây dựng nội dung

Xây dựng nội dung là kinh nghiệm telesales có thể giúp bạn kiểm soát được toàn bộ quá trình tư vấn với khách hàng và cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin cần thiết. Đồng thời, kịch bản bán hàng sẽ giúp tránh được tình trạng tư vấn một cách thiếu logic, lủng củng gây lãng phí thời gian cuộc gọi mà không đạt được kết quả như mong muốn.

Kiềm chế cảm xúc

Nghề telesale yêu cầu bạn phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau. Mỗi khách hàng sẽ có tính cách và cách cư xử khác nhau. Không phải ai cũng niềm nở, cũng sẵn sàng lắng nghe bạn nói. Vì vậy, biết cách kiềm chế cảm xúc trong những trường hợp này được xem là kinh nghiệm telesale quý báu nhằm tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Làm chủ thời gian

Với các cuộc gọi telesales, rất khó để có thể giữ chân khách lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn. Bởi các cuộc gọi đến với khách hàng một cách hoàn toàn bị động. Do vậy, hãy tranh thủ từng giây, từng phút của cuộc gọi khai thác thông tin, nhu cầu của khách hàng và giới thiệu đến họ sản phẩm, dịch vụ của công ty.

kinh nghiệm telesale
Hãy tranh thủ từng giây, từng phút của cuộc gọi khai thác thông tin, nhu cầu của khách hàng và giới thiệu đến họ sản phẩm, dịch vụ của công ty. (Nguồn: Freepik.com)

Rèn luyện giọng nói

Điều gây ấn tượng đầu tiên trong các cuộc gọi telesales chính là giọng nói của nhân viên tư vấn. Một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ dễ gây thiện cảm tốt tới khách hàng, khiến họ tập trung hơn vào cuộc trò chuyện, tiếp nhận tốt hơn các thông tin tư vấn và khó lòng từ chối lời mời mua hàng. Do vậy, kinh nghiệm telesale quý báu lúc này là hãy chú trọng rèn luyện giọng nói của mình sao cho truyền cảm và dễ nghe nhất.

Những điều cần tránh khi làm telesales

Ngoài những kỹ năng, kinh nghiệm telesales đã được đề cập ở trên, dưới đây là một số điều cần tránh trong các cuộc gọi để tránh gây ấn tượng không tốt với khách hàng.

  • Sử dụng một mẫu kịch bản telesale duy nhất và dập khuôn trong tất cả các cuộc gọi.
  • Nói vòng vo, không tập trung vào chủ đề chính gây mất nhiều thời gian và có thể khiến cho khách hàng cảm thấy họ đang bị làm phiền.
  • Đưa ra quá nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ gây nhiễu cho khách hàng, làm cho khách hàng không thể ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ.
  • Ép khách hàng mua hàng khi họ không có ý định hoặc không có nhu cầu.
kinh nghiệm telesale
Telesale không nên sử dụng một mẫu kịch bản duy nhất và dập khuôn trong tất cả các cuộc gọi. (Nguồn: Freepik.com)

Trên đây là các thông tin về kinh nghiệm telesale Vbee AI muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể nâng cao trình độ kỹ năng của mình để đảm nhận công việc một cách hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo:

  • StringeeX (08/08/2023), Bỏ túi kinh nghiệm telesales quý báu cho người mới bắt đầu, [online] stringeex.com. Có tại: https://stringeex.com/vi/blog/post/kinh-nghiem-telesales
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
MỤC LỤC