Sự bùng nổ của ChatGPT vào cuối năm 2022 đã tạo cú hích cho một loạt công nghệ AI mới ra đời. Hồi tháng 3 năm nay Google đã cho ra mắt Bard AI tại Mỹ và Anh, cạnh tranh trực tiếp với chatbot của OpenAI. Vậy giữa Google Bard và Chat GPT, đâu là trợ lý ảo AI nào tốt nhất 2023? Cùng Vbee AI đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Google Bard là gì?
Google Bard là một chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI tiên tiến, có chức năng tự như ChatGPT. Với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) tiên tiến, người dùng có thể sử dụng Bard để tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau và ứng dụng trong các lĩnh vực giống như cách mà họ đang sử dụng ChatGPT hiện nay.
Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng giữa Google Bard và Chat GPT là Bard có khả năng lấy dữ liệu từ web trực tiếp còn ChatGPT dựa trên dữ liệu hạn chế có từ năm 2021 trở về trước.
Bard sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI tiên tiến để hiểu ngữ cảnh và lời nhắc lệnh trước khi tạo các nội dung độc nhất dựa trên thông tin đầu vào được cung cấp.
ChatGPT là gì?
ChatGPT hay Generative Pre-training Transformer (GPT), là một mô hình ngôn ngữ nâng cao được phát triển bởi OpenAI. Mô hình này sử dụng các thuật toán học máy để hiểu và tạo văn bản giống như người tạo dựa trên các thông tin đầu vào mà người dùng cung cấp.
ChatGPT tận dụng các kỹ thuật học sâu (deep learning) để phân tích lượng lớn dữ liệu văn bản từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo và trang web. Bằng cách này, ChatGPT có thể tạo ra các phản hồi phù hợp với ngữ cảnh của cuộc trò chuyện.
Công cụ AI này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như content, dịch thuật, marketing, phát triển chatbot,….
So sánh Google Bard và Chat GPT
Cả Google Bard và Chat GPT đều là chatbot được phát triển dựa trên AI, sử dụng khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tạo ra các phản hồi giống như con người. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa 2 AI này nằm ở nguồn dữ liệu và mô hình được đào tạo,….
Mô hình ngôn ngữ
Google Bard và ChatGPT đều sử dụng các thuật toán học máy tiên tiến và mạng nơ-ron nhân tạo (Neural Network), nhưng được phát triển dựa trên các mô hình khác nhau do cách tiếp cận khác nhau của các nhà phát triển.
ChatGPT được phát triển dựa trên mô hình Pre-trained transformer (GPT). Đây là một LLM được thiết kế cho nhiều tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Điểm đặc biệt của mô hình GPT là dựa trên kiến trúc máy biến áp, có thể xử lý văn bản đầu vào và tạo văn bản đầu ra có độ chính xác cao.
Công nghệ đằng sau Google Bard được gọi là PaLM 2. Giống như GPT, PaLM 2 sử dụng kiến trúc máy biến áp để xử lý dữ liệu và dự đoán chuỗi từ tiếp theo.
Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)
ChatGPT được đánh giá cao hơn về mặt xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Điều này là bởi vì GPT được đào tạo dựa trên phần lớn nội dung văn bản trên Internet nên mô hình này hiểu rõ cách thức hoạt động của ngôn ngữ và ý nghĩa các câu hỏi của người dùng.
Google Bard hoạt động hơi khác một chút so với ChatGPT. Thay vì hoàn toàn dựa vào NLP để xử lý đầu vào của người dùng và tạo đầu ra, Bard sẽ tìm kiếm một loạt tài liệu và trang web để tìm thông tin liên quan, sau đó dựa vào thông tin đó để tạo ra các nội dung sáng tạo và có liên quan theo ngữ cảnh cho người dùng.
Nguồn dữ liệu
ChatGPT sử dụng tập dữ liệu được tạo từ lượng lớn văn bản được thu thập từ Internet. Quá trình thu thập dữ liệu ban đầu được hoàn tất vào tháng 9/2022, do đó dữ liệu ChatGPT bị hạn chế và không cập nhật thông tin mới nhất.
Không có phản hồi của con người trong quá trình đào tạo ban đầu ChatGPT. Thay vào đó ChatGPT sử dụng các thuật toán học máy không giám sát và các kỹ thuật tinh chỉnh để tạo ra các mô hình AI cơ bản. Tuy nhiên sau đó OpenAI đã đào tạo thêm ChatGPT dựa trên phản hồi từ người dùng và nhà thầu từ đầu ra.
Google Bard cũng sử dụng dữ liệu đào tạo từ một số nguồn thông tin. Ngoài dữ liệu có sẵn công khai, Google cũng sử dụng dữ liệu được cấp phép trong đào tạo. Trong quá trình đào tạo ban đầu PaLM 2, gã khổng lồ tìm kiếm sử dụng học máy không giám sát và đào tạo thêm sau đó bằng cách sử dụng các ví dụ cụ thể về lập trình, dịch thuật để nâng cao khả năng cho AI của mình.
Tích hợp và ứng dụng
Tạo văn bản là một trong những tính năng cơ bản nhất của ChatGPT. Ngoài ra chatbot AI này còn có khả năng: lập trình, dịch thuật, sáng tạo nội dung. Đặc biệt người dùng có thể tích hợp ChatGPT vào bất cứ chương trình nào họ muốn.
OpenAI cung cấp quyền truy cập API để người dùng Internet thực hiện cuộc gọi đến giao diện ChatGPT và hiển thị kết quả trong các ứng dụng riêng của họ, chẳng hạn như chatbot và hệ thống trả lời câu hỏi. Ngoài ra người dùng trả phí có thể cài đặt plug-in ChatGPT ngay trên giao diện web của mình.
Khác với ChatGPT, Google Bard cho phép người dùng truy cập hoàn toàn miễn phí. Những cải tiến gần đây của mô hình PaLM 2 cũng đã mang lại cho Bard nhiều khả năng hơn. Hiện tại Bard có thể dịch văn bản và lập trình tốt hơn và nhiều tính năng mới khác đang được triển khai.
Tuy nhiên Google Bard hiện chưa cung cấp cho người dùng quyền truy cập API trực tiếp và các plug-in giống ChatGPT. Mặc dù một số nhà phát triển được cấp quyền truy cập vào API PaLM 2, nhưng số này không nhiều và vẫn còn hạn chế.
Quyền riêng tư và xử lý dữ liệu
Chính sách bảo mật chuyên sâu của OpenAI giúp người dùng hiểu được cách mà họ xử lý dữ liệu. Dữ liệu duy nhất mà người dùng nhập vào được lưu trữ là trong lịch sử hội thoại. Sau khi người dùng xóa các dữ liệu này, OpenAI cũng tiến hành xóa các dữ liệu khỏi máy chủ. Đối với người dùng truy cập API, OpenAI sẽ xóa dữ liệu sau 30 ngày.
Chính sách của Google Bard tương tự như các sản phẩm còn lại của Google. Gã khổng lồ tìm kiếm cho biết họ có thể sử dụng dữ liệu từ Bard để cung cấp thông tin cho các marketer bên thứ 3, nhưng không bao gồm các thông tin nhận dạng cá nhân.
Chi phí sửa dụng
Cả Google Bard và Chat GPT đều miễn phí nhưng yêu cầu người dùng phải đăng ký và tạo tài khoản để sử dụng. Riêng ChatGPT có thêm phiên bản cao cấp trả phí ChatGPT Plus (GPT-4), với mức phí 20 USD/tháng, cho phép người dùng truy cập nhiều tính năng đặc biệt hơn. Trong khi phiên bản ChatGPT miễn phí bị giới hạn tính năng.
Google Bard và Chat GPT: Trợ lý ảo AI nào tốt nhất 2023?
Về cốt lõi, các tính năng của Google Bard và Chat GPT khá giống nhau và đều yêu cầu người dùng nhập lời nhắc hoặc câu hỏi, và trả về kết quả. Sau đó người dùng có thể đặt tiếp câu hỏi tiếp theo hoặc đưa ra yêu cầu mới.
Bard và phiên bản Bing dựa trên GPT về cơ bản là các phiên bản mở rộng của các công cụ tìm kiếm, nhưng được bổ sung thêm nhiều ngữ cảnh và câu trả lời hơn.
Mặt khác, ChatGPT có phạm vi ứng dụng rộng hơn. Chatbot AI của OpenAI còn có thể làm thơ, viết mô tả sản phẩm, bài đăng blog,…, cũng như hỗ trợ một số ngôn ngữ code nhất định, cung cấp code cần thiết để tạo một website cơ bản, trong khi Google Bard không thể xử lý được các loại yêu cầu này.
Để đánh giá giữa Google Bard và Chat GPT, chatbot nào tốt hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích và nhu cầu của người dùng. Google Bard được đánh giá tốt hơn trong việc tạo phản hồi giống con người và cung cấp cho người dùng thông tin mới nhất, có liên quan hơn. Mặt khác, ChatGPT xử lý văn bản tốt hơn và có thể giúp tóm tắt dữ liệu cũng như các tác vụ liên quan khác.
Nhìn chùng, cả Google Bard và Chat GPT đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong số các chatbot AI Google Bard và Chat GPT, bạn đánh giá cao chatbot nào hơn? Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn cho Vbee AI nhé!
Nguồn tham khảo:
- Tech.co (tham khảo ngày 28/7/2023), Google Bard vs ChatGPT: Which Is the Best AI Chatbot?. Có tại: https://tech.co/news/google-bard-vs-chatgpt
- Upwork (tham khảo ngày 28/7/2023), ChatGPT vs. Google Bard: How Do the AI Chatbots Compare?. Có tại: https://www.upwork.com/resources/chatgpt-vs-google-bard
- Contentatscale (tham khảo ngày 28/7/2023), Bard vs ChatGPT: Which Offers the Better AI Content? Có tại: https://contentatscale.ai/chatgpt-vs-google-bard/
- Shiksha (tham khảo ngày 28/7/2023), What is the Difference Between ChatGPT and Google Bard? Có tại: https://www.shiksha.com/online-courses/articles/difference-between-chatgpt-and-google-bard/