Mô hình AISAS từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vbee AI tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này và cách ứng dụng hiệu quả trong marketing nhé.

Mô hình AISAS là gì?

Mô hình AISAS là mô hình mô tả cụ thể hành trình của người dùng, từ thời điểm tiếp nhận thông tin cho đến khi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay chia sẻ với nhiều người khác. AISAS là viết tắt của 5 cụm từ:

  • Attention – Gây sự chú ý.
  • Interest – Tạo ấn tượng.
  • Search – Tra cứu tìm kiếm thông tin.
  • Action – Hành động.
  • Share – Chia sẻ.

Việc phân tích kỹ mô hình AISAS sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được tâm lý, hành vi khách hàng. Từ đó có thể đưa ra được các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing phù hợp giúp thu hút thêm nhiều khách hàng và gia tăng cơ hội bán hàng hiệu quả.

mô hình AISAS
Mô hình AISAS mô tả hành trình của người dùng, từ khi tiếp nhận thông tin đến khi mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ với mọi người. (Nguồn: vietnix.vn)

Ứng dụng mô hình AISAS trong marketing

Mô hình AISAS gồm 5 bước cụ thể và ở mỗi bước, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp, các công cụ tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng của mình.

Attention – Thu hút sự chú ý

Attention là bước quan trọng đầu tiên giúp khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Càng thu hút được nhiều sự chú ý, sản phẩm, dịch vụ sẽ càng được nhiều người biết đến và doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội bán hàng.

Tuy nhiên, để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ phát triển khai liên tục các hoạt động truyền tải thông điệp qua các kênh. Ví dụ như quảng cáo trên mạng xã hội, truyền hình, TVC, banner, viết bài PR hay seeding trực tuyến… Quá trình diễn ra hoạt động này có thể nhận được các phản hồi tiêu cực hoặc tích cực từ mọi người và đây chính là những thông tin quan trọng để doanh nghiệp có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hầu hết khách hàng của mình.

mô hình AISAS
Attention – thu hút sự chú ý – là bước quan trọng đầu tiên giúp khách hàng nhận biết được thương hiệu. (Nguồn: freepik.com)

Interest – Tạo ấn tượng

Sau khi đã thu hút sự chú ý ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp cần tận dụng, chuyển hóa cảm xúc cho khách hàng để họ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm, dịch vụ. Nên đưa ra các thông điệp cụ thể để khơi gợi sự tò mò, tăng sự hứng thú, tương tác và đánh thức nhu cầu từ phía khách hàng.

Để đưa ra được các thông điệp này, doanh nghiệp cần dựa trên những giá trị nổi bật, những điểm mạnh và điểm khác biệt của sản phẩm dịch vụ so với các thương hiệu khác. Cần nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng hay những thiệt thòi khi khách hàng không sử dụng.

Đồng thời, có thể củng cố thêm niềm tin với khách hàng bằng những giải thưởng, những chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền hay các phản hồi tích cực từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Search – Tìm kiếm và tra cứu thông tin

Ở bước thứ 3 trong mô hình AISAS, doanh nghiệp cần phải đảm bảo khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cần dễ dàng, nhanh chóng khi họ có nhu cầu. Có 2 phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng, đó là:

  • Search Engine Optimization – SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: là quá trình nâng cao vị trí hiển thị các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp lên top đầu trên các công cụ tìm kiếm. Và để làm được điều này, bạn cần cung cấp các nội dung giá trị, hữu ích, nâng cao trải nghiệm người dùng cũng như cần tuân thủ đúng nguyên tắc, chính sách nền tảng như Yahoo, Google hay Bing,…
  • Pay Per Click – PPC hay quảng cáo trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột: hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả phí cho mỗi lượt nhấn chuột truy cập vào trang web.

Thực hiện tốt hai phương pháp này có thể giúp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn nằm trong top đầu kết quả tìm kiếm của khách hàng khi họ có nhu cầu tìm hiểu. Nhờ đó có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

mô hình AISAS
Doanh nghiệp cần đảm bảo khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ khi có nhu cầu. (Nguồn: freepik.com)

Action – Hành động

Khi khách hàng truy cập website, điều cần làm lúc này của doanh nghiệp, đó là thuyết phục và kêu gọi hoạt động đặt mua sản phẩm, dịch vụ bằng cách hiển thị các biểu mẫu để khách hàng đăng ký, yêu cầu tư vấn hoặc mua hàng… Lời kêu gọi càng hấp dẫn sẽ càng thúc đẩy khách hàng hành động và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao.

Share – Chia sẻ

Trường hợp khách hàng đặt mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, hãy tạo ra cho họ những trải nghiệm thật hài lòng. Điều này sẽ giúp xây dựng niềm tin của khách hàng và khuyến khích họ giới thiệu, chia sẻ với nhiều bạn bè xung quanh. Từ đó, doanh nghiệp không chỉ có được tệp khách hàng trung thành mà còn tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều chi phí marketing.

Sự kết hợp giữa Search – tìm kiếm và Share – chia sẻ

Ở bước cuối cùng trong mô hình AISAS, sự kết hợp giữa Search – tìm kiếm và Share – chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự lan truyền rộng rãi cho các sản phẩm, dịch vụ của mình với mức cao nhất sẽ là khách hàng giới thiệu khách hàng. Khi khách hàng đã trải qua 5 giai đoạn của mô hình AISAS, họ sẽ trở thành những người giới thiệu miễn phí cho doanh nghiệp.

mô hình AISAS
Khách hàng có thể sẽ trở thành những người giới thiệu miễn phí cho doanh nghiệp. (Nguồn: freepik.com)

Trên đây là những thông tin về mô hình AISAS. Hy vọng thông qua các thông tin này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược bán hàng hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

  • Omicall (01/09/2023), Mô hình AISAS là gì? Cách ứng dụng thành công mô hình AISAS [online] omicall.com. Có tại: https://omicall.com/mo-hinh-aisas/
  • StringeeX (01/09/2023), Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng AISAS trong Marketing và bán hàng [online] stringeex.com. Có tại: https://stringeex.com/vi/blog/post/mo-hinh-aisas
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x