Với Vbee.ai, nhóm phát triển xác định, công nghệ chỉ là lợi thế nhưng người dùng mới là trung tâm, nên đã tập trung khai thác thị trường ngách phù hợp, đồng thời thu phí khách hàng càng sớm càng tốt để duy trì hoạt động, nên đã hoà vốn chỉ sau 1 năm ra mắt.

Xuất phát điểm từ một dự án khoa học

Chuyển văn bản thành giọng nói Vbee là một trong những dự án khoa học của trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Nơi đào tạo nên hàng ngàn kỹ sư trí tuệ. Dự án được bắt đầu nghiên cứu từ năm 2010 tập trung nghiên cứu và phát triển một bộ đọc cho người khiếm thị. Bởi thời điểm đó, tại Việt Nam, những sản phẩm giọng nói hỗ trợ người khiếm thị gần như là không có, họ thường phải dùng các sản phẩm của nước ngoài với chất lượng tổng hợp thấp.

Mặc dù công nghệ TTS đã được các hãng lớn như Google hay Microsoft hỗ trợ cho tiếng Việt, nhưng Vbee đã có những xử lý khác biệt, giúp tiếng nói đầu ra tự nhiên, giống giọng người hơn. Đặc biệt Vbee có thể xử lý các vấn đề trong tiếng Việt khi đầu vào sai chính tả hoặc chứa các từ vay mượn từ nước ngoài.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường tiếng nói nói chung và giọng nói nhận tạo nói riêng có thể phát triển, Vbee sẽ không chỉ dừng lại một dự án khoa học mà sẽ phát triển, thương mại hoá sản phẩm để đưa ra thị trường. “Nhất là khi, tại thị trường Việt Nam thời điểm đó, chưa có sản phẩm của bất kỳ công ty công nghệ nào đáp ứng được đặc thù về ngôn ngữ tiếng Việt”, ông Đức – CEO Vbee lý giải.

Vbee đưa khách hàng trở thành trung tâm của mọi sản phẩm 1

Khó khăn khi phát triển từ một dự án

Xuất phát từ ý tưởng sẵn có, nền tảng nghiên cứu cũng đã sâu, và thị trường công nghệ chuyển văn bản, xử lý ngôn ngữ vô cùng tiềm năng, Vbee dường như là con đường duy nhất có khả năng trở thành một trong những đề tài đầu tiên sẽ thương mại hoá thành công rực rỡ. Để rồi từ đó, sản phẩm tới tay và phục vụ chính những con người Việt Nam. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là “giấc mơ màu hồng” dành cho những chàng trai trẻ. Trái lại, bên cạnh những lợi thế, khó khăn đến từ ngay ngày đầu, và những ai từng trải qua chặng đường startup cũng phải trải qua.

Lợi thế sẵn có

Lợi thế thứ nhất phải kể đến chính là việc sở hữu nền tảng công nghệ lõi đã được nghiên cứu hơn 10 năm. Vbee không phải là những kỹ sư lập trình ra tiếng nói, mà là những nhà nghiên cứu sâu về mặt nền tảng công nghệ và từ đó, ứng dụng công nghệ để đưa ra giọng nói nhân tạo của chính mình.

Lợi thế thứ hai chính là đội ngũ nghiên cứu thực thụ từ Vbee. Họ có kinh nghiệm và đam mê về công nghệ. Những con người trẻ tuổi, chung niềm khát vọng “tạo ra sản phẩm dành cho người Việt”. Họ mang những đặc trưng riêng của tiếng Việt như ngữ âm học, ngữ điệu, thanh điệu của tiếng Việt vào nghiên cứu riêng của chính mình.

Vbee đưa khách hàng trở thành trung tâm của mọi sản phẩm 2

Lợi thế cuối cùng là Vbee đã đóng gói được những giải pháp thân thiện với người dùng, đối tác và doanh nghiệp. Vbee đã tạo cho mình một cộng đồng đủ mạnh, một hệ sinh thái đủ lớn cho tất cả những dịch vụ mong muốn sử dụng và tương tác thông qua giọng nói. Ví dụ như tổng đài thông minh, báo nói, sách nói,…

Khó khăn

Còn khó khăn lớn nhất mà giải pháp gặp phải, đó là làm sao để công nghệ của Vbee đi vào thị trường, đi vào thực tiễn. Mặc dù mọi người đã nghe nói AI rất nhiều, nhưng áp dụng vào đâu, giải quyết vấn đề gì của người dùng, của thị trường thì không phải là điều dễ dàng, nhất là với một lĩnh vực hoàn toàn mới. Vì vậy, Vbee đã gặp nhiều khó khăn và mất thời gian, nguồn lực trong việc tìm ra thị trường ngách của mình, đào tạo khách hàng và từ đó đóng gói sản phẩm dựa trên công nghệ mà công ty sở hữu.

Điểm khó khăn tiếp theo chính là một startup, Vbee không có đủ mạnh về thương hiệu, về nguồn lực để đào tạo khách hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn sẵn sàng cuộc chơi “khô máu” để có khách hàng bằng mọi cách. Vbee phải làm tập trung hơn, quyết tâm hơn, đóng gói nhanh hơn và phối hợp cùng khách hàng để mang lại kết quả tốt hơn so với các đối thủ khác.

Vbee đưa khách hàng trở thành trung tâm của mọi sản phẩm 3

Kinh nghiệm xây dựng Vbee

Vbee ra mắt vào năm 2018 – Thời điểm mà hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã đủ rộng để startup phát triển. Có rất nhiều kênh tiếp cận thông tin, sự hỗ trợ từ Chính phủ, báo chí cũng như các Bộ ban ngành. Vbee đã được tiếp cận hệ sinh thái bao gồm các giáo sư làm về chuyên môn, đầu tư, startup không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài.

Sau “thất bại” của Socbay, CEO Vbee đã tích luỹ cho mình rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Đầu tiên, công nghệ là không viển vông, không phải chỉ công ty mình làm được công nghệ này mà đơn vị khác không làm được. Vbee tư duy trong công nghệ tiếng nói, đến một thời điểm nào đó sẽ bị bão hoà – tức là các sản phẩm sẽ có chất lượng tương tự nhau.

Kinh nghiệm thứ hai, đó là việc phải xây dựng hệ sinh thái. Do đó, Vbee xác định phải đưa công nghệ vào hệ sinh thái càng nhanh càng tốt để cung ứng cho người dùng một cách thân thiện, dễ dàng nhất, phục vụ từng nghiệp vụ của họ.

Thứ ba là xây dựng tập người dùng. Vì thế, ngay từ thời điểm bắt đầu, Vbee đã gặp gỡ từng khách hàng một, từng tập người dùng nhỏ và kiên quyết kiếm tiền từ tập khách hàng nhỏ đó trước để duy trì hoạt động.

Vbee đưa khách hàng trở thành trung tâm của mọi sản phẩm 4

Công nghệ tiếng nói nhân tạo Vbee

Công nghệ Vbee AIVoice – TTS mang lại nhiều giá trị thực tiễn, ứng dụng trong hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng, tổng đài nhắc nợ, hay các hệ thống phát thanh trong các lĩnh vực công cộng như giao thông, y tế.

Điểm may mắn của Vbee là khi đưa sản phẩm thương mại hoá, thị trường đang gặp những khó khăn do dịch COVID-19, nên các doanh nghiệp phải thay đổi cách thực làm việc, tương tác thông qua việc cắt giảm các chi phí liên quan đến chăm sóc khách hàng, thu âm… Vì thế, doanh nghiệp đòi hỏi chuyển đổi sang các hệ thống chăm sóc khách hàng bằng người máy tự động, chatbot tự động. Từ thực tế, Vbee đã chứng minh được mô hình kinh doanh của mình là đúng đắn. Hiện tại, Vbee đang có sự phát triển người dùng 200% mỗi tháng và tốc độ tăng trưởng doanh thu là 300% mỗi tháng.

Với niềm đam mê, trí tuệ, khát vọng và sự sáng tạo, chắc rằng Vbee và ứng dụng giọng nói trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ còn tạo ra những trào lưu mới, bắt công nghệ phục vụ cuộc sống và mở ra những đổi thay không tưởng trong bối cảnh CMCN 4.0.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x