Xác định chân dung khách hàng là điều quan trọng giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến dịch quảng bá, tiếp thị phù hợp để tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được chân dung khách hàng phù hợp. Cùng Vbee.ai tìm hiểu ngay nhé.
Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng được xem như một bản phác thảo toàn diện, chi tiết về đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới. Xây dựng chân dung khách hàng thường bao gồm các yếu tố khác nhau.
Ví dụ như nhân khẩu học, thói quen, sở thích, hành vi hay các vấn đề ảnh hưởng đến việc mua sắm của khách hàng… Những yếu tố này có được đưa ra dựa trên kết quả quá trình nghiên cứu thị trường, khảo sát tệp khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Xác định chân dung khách hàng có vai trò gì?
Xác định chân dung khách hàng là điều vô cùng quan trọng với doanh nghiệp bởi nó giúp doanh nghiệp:
Hiểu rõ nhu cầu khách hàng
Thông qua việc đánh giá mục tiêu, thách thức trong quá trình xây dựng chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu và nắm được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra các điều chỉnh cũng như cách tư vấn bán hàng phù hợp giúp gia tăng doanh thu hiệu quả.
Cơ sở xây dựng kế hoạch tiếp thị bán hàng
Để đưa ra được những chiến lược quảng bá, tiếp thị phù hợp, hiệu quả nhất thiết phải dựa trên chân dung khách hàng. Phải hiểu được khách hàng mục tiêu hướng tới là người như thế nào. Có như vậy mới doanh nghiệp mới tiết kiệm được chi phí và thu lại lợi nhuận cao hơn.
Tạo sản phẩm phù hợp
Từ việc hiểu rõ nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp để cải tiến, phát triển sản phẩm. Việc cải tiến này có thể giúp sản phẩm doanh nghiệp tạo ra được giá trị, đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Từ đó góp phần tăng doanh thu và tăng lợi nhuận nhanh chóng.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Khi đã xác định và nắm rõ được chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định thông điệp và truyền tải thông điệp một cách thuyết phục tới họ nhằm thúc đẩy hoạt động mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hướng dẫn doanh nghiệp xác định chân dung khách hàng
Để xây dựng chân dung khách hàng một cách chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích và các thông tin cần thu thập khi xây dựng chân dung khách hàng
Mặc dù việc xây dựng chân dung khách hàng có thể giúp tăng doanh thu nhưng doanh nghiệp vẫn cụ thể hóa các mục tiêu hướng tới, những thông tin cơ bản cần thu thập từ khách hàng và các vấn đề khách hàng quan tâm.
Bước 2: Thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng
Khi đã xác định được mục tiêu và các thông tin cần thu thập, ở bước tiếp theo, doanh nghiệp sẽ bắt đầu triển khai các kênh thu thập thông tin khác nhau.
Ví dụ:
- Thu thập thông tin từ các bộ phận nghiên cứu, làm việc thường xuyên với khách hàng như Sale, Marketing, chăm sóc khách hàng…
- Các công cụ nghiên cứu thị trường Google Search, Analytics.
- Các thông tin qua mạng xã hội, website.
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu, đặc điểm hay yếu tố tác động đến quyết định mua hàng.
Bước 3: Phân tích thông tin
Các thông tin thu thập sau khi đã được tổng hợp đầy đủ, doanh nghiệp cần tiếp tục tiến hành chọn lọc, phân tích để đưa ra được những điểm chung của các đối tượng khách hàng. Đồng thời, phân loại khách hàng, đánh giá khách hàng tiềm năng và nắm được lý do vì sao họ chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 4: Tạo danh tính khách hàng
Xây dựng chân dung khách hàng, tạo doanh tính khách hàng từ các thông tin phân tích ở bước 3. Ví dụ giới tính khách hàng, đặc điểm về sở thích, hành vi, thói quen, thu nhập…
Bước 5: Bổ sung thông tin chân dung khách hàng
Xu hướng thị trường luôn thay đổi, chính vì vậy, mọi thông tin của khách hàng cũng không bao giờ có thể giữ nguyên trong suốt một thời gian dài. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập thông tin để tiến hành điều chỉnh chân dung khách hàng một cách chính xác nhất.
Các yếu tố giúp xác định chân dung khách hàng
Việc xác định chân dung khách hàng của doanh nghiệp có thể tiến hành dựa trên các yếu tố sau:
- Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, sở thích, hành vi…)
- Khu vực sinh sống giúp phân tích xu hướng chuyển dịch độ tuổi, nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm.
- Thời điểm khách mua hàng.
- Thị trường mục tiêu (phạm vi, quy mô, số lượng khách hàng sinh sống tại một vùng cụ thể) giúp biết được sức cạnh tranh, nhận diện từng nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường.
- Nỗi đau của khách hàng để biết cách đưa ra giải pháp.
- Tệp khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ về chân dung khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ này, doanh nghiệp có thể dễ dàng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện được chân dung khách hàng mục tiêu của mình.
Nguồn tham khảo:
- Bizfly (01/08/2023), Chân dung khách hàng là gì? 5 bước xác định chân dung khách hàng, [online] bizfly.vn. Có tại: https://bizfly.vn/techblog/chan-dung-khach-hang.html