Sau khi phát triển một sản phẩm, các doanh nghiệp cần tiến hành định giá hay xác định giá bán sản phẩm trên thị trường. Vậy có các phương pháp định giá sản phẩm chính xác cho doanh nghiệp. Cùng Vbee.ai tìm hiểu ngay nhé.

Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm là quá trình xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như phát triển của doanh nghiệp. Định giá dựa trên một số các yếu tố như chi phí sản xuất, nhu cầu thị trường, giá cạnh tranh cùng nhiều yếu tố cụ thể khác, tùy vào từng doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần xác định chi phí, định giá sản phẩm còn giúp khẳng định giá trị và vị trí sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp duy trì hoạt động kinh doanh của bạn. Giá bán của sản phẩm cần phải có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu sản phẩm được định giá cao và khách hàng tiềm năng không mua, doanh nghiệp sẽ mất thị phần. Nếu đặt giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ bán lỗ hoặc ở mức lợi nhuận không bền vững. Điều này làm cho doanh nghiệp khó phát triển.

định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm chính là là quá trình xác định giá sản phẩm, dịch vụ bán ra thị trường của doanh nghiệp. (Nguồn: freepik.com)

Phương pháp định giá sản phẩm hàng đầu

Phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để định giá sản phẩm sẽ khác nhau. Và dưới đây là một số gợi ý doanh nghiệp có thể tham khảo:

Định giá sản phẩm dựa trên giá trị sản phẩm

Đây là chiến lược định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vì tập trung vào đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Đồng thời xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ của mình đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn nào để từ đó đưa ra mức định giá phù hợp.

Định giá sản phẩm dựa trên giá trị sản phẩm có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đứng trên góc độ khách hàng. Khi làm như vậy, doanh nghiệp sẽ phát triển các sản phẩm có chất lượng cao hơn vì sẽ hiểu sâu hơn về những gì khách hàng muốn từ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng quan điểm của khách hàng về sản phẩm của để liên tục cải tiến và bổ sung các tính năng khi cần thiết. Từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Vậy nhưng, hạn chế chính của phương pháp này, đó là nó đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều nguồn lực tiến hành nghiên cứu để hiểu được nhu cầu, mong muốn và giá trị của khách hàng.

định giá sản phẩm
Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm dựa trên giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng. (Nguồn: freepik.com)

Định giá sản phẩm dựa trên đối thủ cạnh tranh

Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh ngược lại với định giá dựa trên giá trị. Đó là một phương pháp định giá dựa trên giá sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị trường. Các công ty sẽ xem xét các chiến lược định giá của đối thủ cạnh tranh, xem xét xu hướng thị trường khi định giá cho các sản phẩm và dịch vụ của chính họ.

Định giá sản phẩm dựa trên chi phi

Chiến lược định giá dựa trên chi phí là phương pháp định giá sản phẩm dựa trên chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ và tỷ suất lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Chiến lược giá này cực kỳ đơn giản. Tất cả những gì doanh nghiệp cần thực hiện là lấy chi phí phát triển sản phẩm cộng với tỷ lệ phần trăm tỷ suất lợi nhuận mong muốn.

Định giá theo định hướng thị trường

Định giá theo định hướng thị trường là một chiến lược mà các doanh nghiệp xác định giá sản phẩm, dịch vụ dựa trên xu hướng thị trường hiện tại và sở thích của khách hàng. Phương pháp này gắn liền với định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh, nhưng nó tập trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu nhu cầu và hành vi của khách hàng hơn là theo dõi đối thủ cạnh tranh. Và lúc này, các doanh nghiệp sẽ cần xác định những gì khách hàng sẵn sàng trả cho các sản phẩm hoặc dịch vụ và đặt giá cho phù hợp.

định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm theo định hướng thị trường là chiến lược định giá dựa trên xu hướng thị trường. (Nguồn: freepik.com)

Định giá sản phẩm theo giai đoạn

Định giá theo giai đoạn là một cách tiếp cận trong đó các công ty điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ của họ theo thời gian thực dựa trên nhu cầu thị trường, hành vi của khách hàng và các yếu tố khác. Loại chiến lược định giá này chủ yếu dựa vào phân tích và dữ liệu để đảm bảo giá được đặt chính xác.

Về mặt tối ưu hóa doanh thu, định giá theo giai đoạn là một trong những chiến lược hiệu quả nhất. Nó cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá theo thời gian thực và tối đa hóa lợi nhuận trong khi vẫn cung cấp cho khách hàng một giá trị tốt.

Một số yếu tố cần xem xét khi định giá sản phẩm

Để phát triển một mức giá cạnh tranh cũng mang lại lợi nhuận, các công ty cần xem xét một số yếu tố, bao gồm chi phí, nhu cầu và khách hàng mục tiêu của họ.

Chi phí gốc

Doanh nghiệp cần tồn tại phải liên tục tạo ra doanh thu. Và doanh thu đó cần phải lớn hơn chi phí sản xuất và một số chi phí đi kèm như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bảo trì liên tục (đối với sản phẩm phần mềm), vận chuyển phân phối, tiếp thị quảng cáo, thuê mặt bằng cửa hàng…

định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm cần căn cứ dựa trên chi phí gốc gồm chi phí sản xuất, tiếp thị quảng cáo, phân phối… (Nguồn: freepik.com)

Nhu cầu thị trường

Trước khi định giá sản phẩm cụ thể, doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc thị trường mà mình muốn hướng đến cũng như số tiền khách hàng sẵn sàng chi trả để sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Có một số điều doanh nghiệp cần ghi nhớ khi nghiên cứu thị trường. Đó là hiểu được giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng; phân tích nhân khẩu học, nhu cầu và hành vi của khách hàng; nghiên cứu chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh…

Tỷ suất lợi nhuận lý tưởng

Tỷ suất lợi nhuận là số tiền lãi mà một doanh nghiệp tạo ra sau khi trừ đi tất cả các chi phí từ doanh thu. Biên lợi nhuận tốt đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động, trả lương cho nhân viên và tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Kênh phân phối

Khi nói đến việc định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần cân nhắc xem sẽ phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đó như thế nào. Các kênh phân phối bao gồm cửa hàng bán lẻ, website, thương mại điện tử… Mỗi kênh có các chi phí khác nhau và phải được tính đến khi định giá.

định giá sản phẩm
Mỗi kênh phân phối sản phẩm sẽ có các chi phí khác nhau và các khoản chi phí này phải được tính khi định giá. (Nguồn: freepik.com)

Giá thị trường

Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ sẽ luôn có những đối thủ tranh giành thị phần với doanh nghiệp. và chỉ khi các doanh nghiệp hiểu được giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng thì mới có thể đặt được một mức giá cạnh tranh trong ngành của mình. Các doanh nghiệp nên nhớ rằng giá của sản phẩm hoặc dịch vụ không nhất thiết phải cố định. Có thể thử nghiệm các mô hình định giá khác nhau và chiết khấu bán hàng cũng như tăng hoặc giảm giá khi cần thiết.

Trên đây là những chia sẻ về định giá sản phẩm. Với những chia sẻ này, hy vọng rằng doanh nghiệp có thể xác định chính xác giá bán sản phẩm của mình phù hợp với khách hàng và mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

  • Bizfly (15/08/2023), Định giá sản phẩm là gì? 5 phương pháp định giá sản phẩm phổ biến, [online] bizfly.vn. Có tại: https://bizfly.vn/techblog/dinh-gia-san-pham.html#:~:text=%C4%90%E1%BB%8Bnh%20gi%C3%A1%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20
  • Dealhub (15/08/2023), Product Pricing, [online] dealhub.io. Có tại: https://dealhub.io/glossary/product-pricing/
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x